Túi độn ngực, và những điều bạn cần biết

  26/05/2020       1537

Túi độn ngực là thiết bị nâng ngực được FDA phê chuẩn an toàn, mang lại nhiều lợi ích chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Mỗi năm, hàng ngàn bệnh nhân trải qua các thủ tục đặt túi độn ngực trên toàn thế giới. Túi độn ngực vẫn là một lựa chọn quan trọng cho các thủ thuật nâng ngực và tái tạo vú.

Tôi có nên nâng ngực bằng túi độn ngực? Tôi nên đặt túi nước muối hay túi silicone? Hình dáng túi độn ngực như thế nào thì ngực trông sẽ tự nhiên? Tôi cần thời gian hồi phục bao lâu sau phẫu thuật?

Đó là những câu hỏi phổ biến mà mọi người thường hỏi khi có ý định phẫu thuật nâng ngực. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cung cấp các thông tin sau để giúp mọi người hiểu rõ hơn về túi độn ngực cũng như đưa ra quyết định khi muốn phẫu thuật nâng ngực.

Túi độn ngực là gì?

Túi độn ngực còn gọi là cấy ghép vú (hoặc implant), là thiết bị y tế được cấy dưới mô vú hoặc cơ ngực để tăng kích thước vú (nâng ngực) hoặc để thay thế mô vú đã bị cắt bỏ do ung thư hoặc chấn thương, hoặc vú của bạn đã không phát triển đúng cách do bất thường nghiêm trọng ở vú (tái tạo).

FDA đã phê duyệt túi độn ngực dùng để tăng kích thước vú ở phụ nữ, để tái tạo sau phẫu thuật ung thư vú hoặc chấn thương, và để điều chỉnh các khiếm khuyết phát triển. Túi độn ngực cũng được phê duyệt để sửa chữa hoặc cải thiện kết quả của một cuộc phẫu thuật trước đó không đạt yêu cầu.

FDA đã phê duyệt hai loại túi độn ngực: túi chứa đầy nước muối (dung dịch nước muối) và túi silicon-gel. Cả hai đều có vỏ ngoài bằng silicon và kích thước, độ dày vỏ khác nhau, kết cấu bề mặt vỏ và hình dạng (đường viền) cũng khác nhau.

Vị trí đặt túi độn ngực

Những rủi ro có thể có của túi độn ngực?

Túi độn ngực đã được FDA chấp thuận trải qua thử nghiệm rộng rãi trước khi phê duyệt để chứng minh sự đảm bảo hợp lý về an toàn và hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro liên quan đến tất cả các cấy ghép vú, bao gồm:

  • nhiễm trùng
  • đau vú
  • co thắt bao xơ
  • phẫu thuật bổ sung
  • vỡ (vết rách hoặc lỗ trên vỏ) của túi độn ngực chứa nước muối và silicone dẫn đến thay đổi rõ rệt về kích thước vú, của túi độn ngực chứa đầy nước muối; hoặc vỡ túi độn ngực nhưng không có triệu chứng với những túi bằng silicone gel.
  • túi độn ngực liên quan đến Anaplastic large cell lymphoma (BIA-ALCL), là một bệnh ung thư của hệ thống miễn dịch - một loại ung thư hạch không Hodgkin. Những người có cấy ghép túi độn ngực có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư này trong chất lỏng hoặc mô sẹo xung quanh mô cấy. Túi độn ngực có bề mặt nhẵn hoặc có kết cấu (vỏ). BIA-ALCL phát triển thường xuyên hơn so với những những người cấy ghép túi độn ngực có kết cấu nhám.
  • triệu chứng toàn thân, thường được gọi là Bệnh Cấy ghép vú (BII) - một dạng dị ứng thuốc nghiêm trọng biểu hiện với các triệu chứng như sốt, phát ban, bất thường về huyết học 

Silicone được sử dụng để cấy ghép vú khác với silicone tiêm. Silicone tiêm không được FDA phê chuẩn cho nâng ngực, tái tạo vú hoặc tăng bất kỳ đường viền cơ thể nào khác, vì những nguy hiểm của nó mang lại.

Túi độn ngực không phải là thiết bị trọn đời

Khi túi độn ngực của bạn được cấy ghép càng lâu thì bạn có nhiều khả năng bị biến chứng, và một số biến chứng của nó sẽ cần phẫu thuật để chỉnh sửa.

Mỗi người phụ nữ mang túi độn ngực trong cơ thể sẽ có tuổi thọ thay đổi tùy theo người. Nhưng nhìn chung, tất cả mọi người có đặt túi độn ngực đều phải đối mặt với các cuộc phẫu thuật bổ sung, nhưng chúng ta sẽ không biết chính xác khi nào. Bạn có thể yêu cầu phẫu thuật để sửa đổi kết quả thẩm mỹ, chẳng hạn như thay đổi kích thước hoặc hình dáng của vú.

Thông thường, các chuyên gia khuyên bạn nên thay đổi túi độn ngực sau 10 năm để tránh co thắt bao xơ và những biến chứng khác.

Bạn nên tìm hiểu những gì ghi trên nhãn sản phẩm túi độn ngực

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyên mọi người nên tìm hiểu kỹ sự an toàn và hiệu quả của các vật liệu được sử dụng để làm nên túi độn ngực, đặc điểm của túi, cấu tạo của nó, chất độn được sử dụng bên trong. Bạn không nên phó thác niềm tin của mình vào tay của chuyên viên hoặc bác sĩ giới thiệu. Hãy tự mình kiểm tra nó.

Những thông tin dữ liệu về tính an toàn, hiệu quả và cách sử dụng của túi độn ngực được tóm tắt và ghi trên nhãn sản phẩm. Chú ý những rủi ro, cảnh báo, biện pháp phòng ngừa và những nghiên cứu có liên quan đến sự phê duyệt của FDA. Bạn có thể kiểm tra mã vạch sản phẩm để biết xuất sứ và nguồn gốc của chúng.

Nhưng bạn cũng có thể an tâm, vì những trung tâm, cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ uy tín luôn cung cấp cho bạn nhãn hiệu sản phẩm đầy đủ, bao gồm tất cả thông tin cần thiết từ nhà sản xuất cho túi độn ngực của bạn. Nếu bạn có thắc mắc về bất kỳ thông tin này, hãy hỏi bác sĩ phẫu thuật của bạn.

Thảo luận với bác sĩ phẫu thuật của bạn

Bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ đánh giá hình dạng, kích thước, kết cấu bề mặt và vị trí cấy ghép và vị trí vết mổ cho mỗi người.

Bạn có thể đặt câu hỏi cho bác sĩ phẫu thuật của bạn về kinh nghiệm của anh ấy hoặc cô ấy trong việc thực hiện phẫu thuật cấy ghép vú, quy trình phẫu thuật và cách thức mà túi độn ngực có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.

Hãy nói với bác sĩ phẫu thuật của bạn về các ca phẫu thuật trước đó và phản ứng cơ thể của bạn. Ví dụ, thảo luận về việc liệu phẫu thuật có dẫn đến lượng mô sẹo lớn hơn dự kiến ​​hay không. Ngoài ra, thảo luận về sự mong đợi của bạn. Những cuộc thảo luận này giúp bác sĩ phẫu thuật đưa ra quyết định phẫu thuật đạt được diện mạo mà bạn mong muốn, bao gồm các quyết định về vị trí và kích thước vết mổ, cũng như kích thước của túi độn ngực, vật liệu, kết cấu, hình dạng và vị trí đặt túi.

Bạn nên thảo luận với bác sĩ về kích thước, hình dáng túi độn ngực và vị trí rạch vết mổ trước phẫu thuật

Phẫu thuật nâng vú ở đâu là tốt nhất?

Nếu bạn quyết định phẫu thuật nâng ngực, bạn nên cân nhắc nâng ngực bằng túi độn ngực ở những cơ sở, bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ uy tín, được Bộ Y tế cấp phép và phẫu thuật phải được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa Tạo hình Thẩm mỹ giàu kinh nghiệm. Những điều kiện này sẽ giúp phẫu thuật của bạn đạt kết quả như ý và tránh được những rủi ro tiềm ẩn không đáng có.

An toàn trong đặt túi độn ngực

Một bác sĩ phẫu thuật uy tín sẽ coi trọng tất cả các mối quan tâm về an toàn phẫu thuật cho bệnh nhân của họ. Vì vậy, họ sẽ luôn biết cách làm thế nào để giúp cho bệnh nhân đạt được kết quả tốt nhất có thể và tránh được những tác dụng phụ hay rủi ro càng nhiều càng tốt.

Nâng ngực bằng túi độn ngực đã được nghiên cứu trên toàn thế giới trong nhiều thập kỷ và các tài liệu khoa học cho thấy không có mối quan hệ nhân quả giữa cấy ghép và bệnh tự miễn (các bệnh sinh ra do sự rối loạn xảy ra tại Hệ miễn dịch trong cơ thể con người có chức năng bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và bệnh tật.). Nhưng điều này không có nghĩa là bệnh nhân sẽ không thể có những phản ứng tiêu cực với bất kỳ thiết bị y tế hay cấy ghép nào. Và nếu bạn mong muốn có được kết quả nâng ngực tốt, sự hợp tác chặt chẽ giữa bạn với bác sĩ phẫu thuật là điều cần thiết.

Nguồn tài liệu:

  1. Breast augmentation (augmentation mammoplasty). American Society of Plastic Surgeons. http://www.plasticsurgery.org/cosmetic-procedures/breast-augmentation. Accessed Aug. 22, 2022.
  2. Nahabedian M. Implant-based breast reconstruction and augmentation. https://www.uptodate.com/contents/search. Accessed Aug. 22, 2022.
  3. Risks and complications of breast implants. U.S. Food and Drug Administration. https://www.fda.gov/medical-devices/breast-implants/risks-and-complications-breast-implants. Accessed Aug. 22, 2022.
  4. Breast implant safety. American Society of Plastic Surgeons. https://www.plasticsurgery.org/patient-safety/breast-implant-safety. Accessed Aug. 22, 2022.

​​​​Lưu ý rằng việc tham khảo các nguồn tài liệu trực tuyến là một phần quan trọng của việc tìm hiểu thông tin kiến thức thẩm mỹ trước khi thực hiện. Tuy nhiên, việc tham khảo và thảo luận trực tiếp với Bác sĩ chuyên khoa là điều quan trọng nhất. Bác sĩ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để cung cấp thông tin chi tiết và phù hợp với trường hợp cá nhân của bạn.

 

Bình luận bài viết