Các biến chứng và sự thật về phẫu thuật thẩm mỹ hỏng

  07/10/2020       1756

Có thể bạn đã đọc hoặc nghe thấy những mẫu tin tức về những người phải sống trong cơn ác mộng do phẫu thuật thẩm mỹ hỏng gây ra, những người từng mạo hiểm đặt niềm tin vào những địa điểm thẩm mỹ không uy tín với hy vọng đổi lấy một gương mặt xinh đẹp hơn và một vóc dáng hoàn hảo hơn.

Kết quả thẩm mỹ thành công hay thất bại chắc chắn là mối quan tâm lớn không chỉ của bệnh nhân mà của cả bác sĩ thẩm mỹ, nhưng còn đó một vấn đề lớn hơn làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ đó chính là biến chứng sau phẫu thuật.

Các biến chứng thường gặp sau phẫu thuật thẩm mỹ bao gồm nhiễm trùng, hoại tử, hở vết thương, tụ dịch hoặc áp xe và cục máu đông hoàn toàn có thể xảy ra. Khi các vấn đề này được phát hiện ngay lập tức, chúng có thể được điều trị thành công. Tuy nhiên, một trong những biến chứng đó có thể trở nên nghiêm trong hơn và có thể gây nguy hiểm.

Và khi phẫu thuật thẩm mỹ thực sự không thành công, hậu quả có thể là đau vĩnh viễn, biến dạng do sẹo nghiêm trọng hoặc không đối xứng, tê liệt, hoặc thậm chí tử vong. Có một thực tế đáng buồn là trên thế giới mỗi ngày đều có người mất mạng vì sự cố xảy ra trong hoặc sau phẫu thuật y khoa, và phẫu thuật thẩm mỹ cũng không ngoại lệ.

Skristina Rei vì muốn có môi cong, dày và quyến rũ như diễn viên Angelina Jolie mà đã quyết định phẫu thuật thẩm mỹ và biến đôi môi của mình trở thành thế này.

Cái đẹp vốn rất chủ quan, những gì thuộc về tính thẩm mỹ không có một vẻ đẹp hay hình mẫu nào là quy chuẩn cho toàn bộ vẻ đẹp trên thế giới. Ở các nước Á Đông, một người với sóng mũi tẹt và làn da rám nắng được cho là xấu so với chuẩn đẹp của Á Đông, nhưng ở những đất nước phương Tây hình ảnh đó được cho là vẻ đẹp tự nhiên và chân phương. Ngược lại, những người phương Đông lại rất thích chiếc mũi cao, làn da trắng sứ và gương mặt Tây của người phương Tây.

Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt giữa những “nét vẽ, điêu khắc thẩm mỹ” để tạo nên một gương mặt được cho là đẹp cho những gương mặt khác nhau giữa những người khác nhau? Trong khi nhiều bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có đạo đức sẽ từ chối một bệnh nhân yêu cầu phẫu thuật thẩm mỹ để được giống ai đó, hoặc sức khỏe của họ không đủ để đảm bảo một ca phẫu thuật thành công và an toàn thì luôn có bác sĩ phẫu thuật khác sẽ làm điều đó. Và phẫu thuật thẩm mỹ hỏng và biến chứng nguy hiểm xảy ra là điều khó tránh khỏi.

Và đây là đôi môi quyến rũ của Angelina Jolie

Hãy cân nhắc và cẩn thận về các thủ tục " Thẩm mỹ không xâm lấn"

Chắc chắn bạn đã được nghe hay đọc các quảng cáo thổi phồng về các thủ tục thẩm mỹ không xâm lấn, không biến chứng và an toàn. Nhưng các biến chứng nghiêm trọng (đe dọa tính mạng) không chỉ giới hạn trong các thủ tục phẫu thuật thẩm mỹ. Các thủ tục thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu, thậm chí không xâm lấn cũng có thể có sai lầm nếu việc điều trị không được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa.

Trong lịch sử thẩm mỹ tại Việt Nam không ít những ca trải qua thủ tục giảm béo vùng bụng với thủ tục xâm lấn tối thiểu đã gặp phải biến chứng tụ máu, phồng rộp, nhiễm trùng…sau khi được bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ điều trị cắt bỏ mô chết và đóng vết thương cũng không thể tránh khỏi vết sẹo lớn vùng bụng, nơi mà ban đầu được cho là áp dụng thủ tục xâm lấn tối thiểu để sở hữu được chiếc eo thon.

Các thủ tục giảm béo vùng bụng ít xâm lấn cũng có nguy cơ gặp biến chứng không mong muốn

Hãy cẩn thận với những rủi ro và biến chứng trong phẫu thuật thẩm mỹ

Một cuộc phẫu thuật thực sự bao gồm tất cả những rủi ro và biến chứng tiềm ẩn liên quan đến nó. Không có sự đảm bảo tuyệt đối về kết quả của quy trình thẩm mỹ của bạn và không có bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ nghiêm túc nào có thể đưa ra lời đảm bảo như vậy. Vì vậy, bạn hãy thực tế về những mong đợi của bạn và hỏi bác sĩ phẫu thuật về một lời khuyên trung thực cho ca phẫu thuật mà bạn sắp thực hiện.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn cần phải được thăm khám kỹ lưỡng để tránh những biến chứng không mong muốn và nếu như sức khỏe của bạn có bất kỳ nguy cơ biến chứng nào, rất tiếc bạn nên dừng cuộc phẫu thuật của mình lại.

Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về chữa lành vết thương và do đó bạn nên ngừng hút thuốc bốn tuần trước khi phẫu thuật cho đến bốn tuần sau phẫu thuật.

Bạn cần được thông báo đầy đủ về quy trình, các giải pháp thay thế tiềm năng và các rủi ro và biến chứng tiềm ẩn. Bạn cũng nên được thông báo về những gì sẽ xảy ra sau khi phẫu thuật (ví dụ như điều gì là bình thường sau liệu trình và những triệu chứng bất thường, không mong đợi là gì). Nói chung, nếu bạn được chuẩn bị một cách cẩn thận và chính xác, các biến chứng xảy ra là rất hiếm.

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gặp biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ

Rủi ro và biến chứng của bất kỳ loại phẫu thuật nào (rất hiếm xảy ra ở bệnh nhân khỏe mạnh):

  • phản ứng dị ứng
  • buồn nôn và nôn (không hiếm gặp sau khi gây mê)
  • nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim)
  • đau tim (nhồi máu cơ tim)
  • tắc nghẽn đường thở
  • cục máu đông (DVT, huyết khối tĩnh mạch sâu)
  • thuyên tắc phổi
  • hội chứng tắc mạch mỡ
  • đột quỵ
  • tổn thương não
  • tê liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn
  • tổn thương thần kinh (tạm thời hoặc vĩnh viễn)
  • tăng thân nhiệt ác tính
  • nhiễm trùng huyết (nhiễm độc máu)
  • tử vong

Roxy Jacenko - nữ hoàng PR nổi tiếng đã bị biến chứng nhiễm trùng máu sau phẫu thuật chỉnh sửa mũi

Các rủi ro chung cho phẫu thuật thẩm mỹ bạn cần biết

  • Nhiễm trùng
  • Chảy máu
  • Tụ máu (cục máu đông)
  • Seroma (tích tụ chất lỏng vết thương)
  • Da / mô chết (hoại tử)
  • Chậm lành vết thương
  • Sưng tấy
  • Bầm tím
  • Sẹo xấu (sẹo rộng, kéo dài hoặc dày)
  • Không đối xứng
  • Bất thường, lúm đồng tiền
  • Các rủi ro và biến chứng cụ thể (các quy trình phẫu thuật đã chọn)

Nguồn tài liệu:

  1. Cosmetic Surgery National Data Bank statistics. (2017). surgery.org/sites/default/files/ASAPS-Stats2017.pdf
  2. FAQ: Breast augmentation. (n.d.). uofmhealth.org/conditions-treatments/surgery/plastic/breast/faqs
  3. Kaoutzanis C, et al. (2017). Incidence and risk factors for major hematomas in aesthetic surgery: Analysis of 129,007 patients. DOI: 10.1093/asj/sjx062
  4. Kleinberger AJ, et al. (2015). Minimizing risk of hematoma formation after rhytidectomy. enttoday.org/article/minimizing-risk-of-hematoma-formation-after-rhytidectomy
  5. Mayo Clinic Staff. (2018). General anesthesia: Risks. mayoclinic.org/tests-procedures/anesthesia/about/pac-20384568
  6. Rohrich R, et al. (2018). An update on the safety and efficacy of outpatient plastic surgery: A review of 26,032 consecutive cases. DOI 10.1097/PRS.0000000000004213
  7. Sarwer D, et al. (2005). A prospective, multi-site investigation of patient satisfaction and psychosocial status following cosmetic surgery. DOI: 10.1016/j.asj.2005.03.009
  8. Swanson E. (2013). Prospective outcome study of 225 cases of breast augmentation journals.lww.com/plasreconsurg/Abstract/2013/05000/Prospective_Outcome_Study_of_225_Cases_of_Breast.45.aspx
  9. Vidal P, et al. (2017). Managing complications in abdominoplasty: A literature review. DOI: 10.5999/aps.2017.44.5.457
  10. Washer LL, et al. (2012). Breast implant infections. ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22284379
  11. Winocour J, et al. (2016). Venous thromboembolism in the cosmetic patient: Analysis of 129,007 patients. DOI: 10.1093/asj/sjw173

​​​​Lưu ý rằng việc tham khảo các nguồn tài liệu trực tuyến là một phần quan trọng của việc tìm hiểu thông tin kiến thức thẩm mỹ trước khi thực hiện. Tuy nhiên, việc tham khảo và thảo luận trực tiếp với Bác sĩ chuyên khoa là điều quan trọng nhất. Bác sĩ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để cung cấp thông tin chi tiết và phù hợp với trường hợp cá nhân của bạn.

 

Bình luận bài viết